Những thách thức mới doanh nghiệp phải đối mặt sau giãn cách xã hội

Hàng quán đóng cửa trong và sau giãn cách xã hội

Trải qua thời gian phong tỏa, cách ly tập trung và điều trị ca nhiễm nhằm kiểm soát dịch bệnh bùng phát mạnh. Các tỉnh, thành phố đã nỗ lực làm việc hết công suất nhằm đưa dịch bệnh về mức an toàn.

Song, thực tế cho thấy khả năng thực hiện chủ trương “Zero Covid” là điều không dễ dàng có được. Chiến lược mới mà chính phủ đưa ra là bao phủ “Vaccine” cho người dân trên cả nước để tạo miễn dịch cộng đồng nhằm “sống chung với Covid” đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ.

Kéo dài giãn cách xã hội là cách tốt nhất để kiềm hãm dịch bệnh lây lan và để thực hiện nó thì chúng ta phải đánh đổi rất nhiều:

  • Nhu cầu mua sắm, chi tiêu cá nhân giảm mạnh
  • Người lao động mất việc làm tăng, khó khăn về mặt chi phí ăn ở họ phải rời thành phố về quê kiếm công việc mới duy trì cuộc sống.
  • Doanh nghiệp duy trì sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, giữ chân người lao động chờ hồi phục thị trường.
  • Giá cả hàng hóa leo thang: Xăng, dầu, điện, nước, lương thực, thực phẩm… nguy cơ lạm phát cao.

Thiếu nhân sự trầm trọng sau giãn cách xã hội

Sau thời gian dài thực hiện giãn cách toàn xã hội theo chỉ thị 16 của chính phủ, người lao động tự do, làm việc cho các công ty sản xuất không thiết yếu hoặc không tham gia làm việc “03 tại chỗ” do doanh nghiệp chỉ đạo nên phần lớn người lao động không đủ chi phí để trang trải cuộc sống.

Chính phủ đã thực hiện các gói hỗ trợ đến người dân, người lao động. Tuy nhiên, chi phí ăn ở, sinh hoạt ngày càng đắt đỏ nên họ phải bỏ lại tất cả cơ hội ở nơi mà ai cũng nghĩ dễ kiếm tiền để khăn gói về quê tìm kế sinh nhai khác. Dù biết sẽ cực khổ hơn và thu nhập bấp bênh hơn nhưng không phải lo các chi phí ăn ở hàng ngày tại các tỉnh, thành phố lớn.

Thiếu nguồn lực lao động phổ thông

Bất chấp mọi khuyến cáo, đề nghị của chính phủ sau mỗi đợt thay đổi chủ trương dần nới lỏng giãn cách chúng ta thấy không ít hình ảnh người lao động ngoại tỉnh ồ ạt kéo nhau về quê, làm ùn tắc các cửa ngõ ra vào thành phố gây gián đoạn cục bộ giao thông trong khoản thời gian dài.

Người lao động đồng loạt về quê sau giãn cách xã hội

Người lao động rời thành phố trở về quê

Và sau các đợt người lao động bỏ phố về quê, khi mở cửa lại các doanh nghiệp chật vật trong việc duy trì sản xuất do thiếu nhân công, người lao động phổ thông.

Hiện tại, tuy chưa đủ 100% doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại nhưng nguồn cung ứng lao động đang rất thiếu thốn. Vì vậy khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại nếu người lao động không quay trở lại thì chúng ta cũng nhận thấy một thực tế thách thức nhiều chủ doanh nghiệp vì thiếu hụt trầm trọng nguồn lực. Các doanh nghiệp cần đến vài ngàn hay vài chục ngàn công nhân lành nghề ở các thành phố lớn bắt buộc phải cạnh tranh và bỏ ra nhiều chi phí để thu hút người lao động về cho doanh nghiệp mình.

Nhân lực cũ cần thời gian phục hồi sau giãn cách xã hội

Trong thời gian càn quét tâm dịch thường rơi vào những thành phố lớn nơi tập trung nhiều công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều lao động và hiển nhiên không tránh khỏi là các doanh nghiệp này dù ít hay nhiều cũng đã từng có ca nhiểm. Một thực trạng đang lo ngại, giai đoạn giãn cách từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2021 đa phần người dân – người lao động chưa hề được tiêm chủng đầy đủ và một khi trở thành F0 đối với người lao động có tuổi, bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu thường dễ trở nặng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau khi hồi phục.

Người lao động mắc bệnh nếu phải điều trị bằng máy trợ thở thì virut đã xâm nhập sâu vào phỗi, nó làm cho cơ chế miễn dịch của người bệnh giảm sút như vậy dù có lành bệnh người bệnh vẫn cần nhiều thời gian dưỡng sức để trở lại điều kiện sức khỏe như ban đầu. Và những doanh nghiệp có lao động lành nghề mắc bệnh như vậy phải mất chi phí hỗ trợ dưỡng bệnh, chi phi thuê mướn lao động mới thay thế và chi phí giữ chỗ để người lao động sau hồi phục quay về làm việc.

Điều trị cho bệnh nhân covid chuyển biến nặng

Điều trị Covid cho bệnh nhân chuyển biến nặng

Thách thức sau giãn cách xã hội về nguồn vốn lưu động

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nhân lực thì luôn phải có tài lực vững mạnh, đây là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp. Từ khi dịch Covid bùng phát thì đại đa số doanh nghiệp đều gánh chịu các khoản lỗ vì có quá nhiều chi phí phát sinh và có giai đoạn phải đóng cửa hoàn toàn. Gía cả nguồn nguyên vật liệu leo thang nhưng giá bán sản phẩm thì không thể tăng do sức tiêu dùng giảm đáng kể.

Chi phí nguyên nhiên liệu tăng

Sau giãn cách xã hội, giá xăng dầu tăng đáng kể làm chi phí vận chuyển cao kèm theo nhân công thiếu, hàng hóa sản xuất ít không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Dẫn đến nguồn nguyên vật liệu bắt đầu tăng giá chóng mặt, chưa kể việc tăng giá bán có thể làm giảm đáng kể doanh thu do người dân đang trong giai đoạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì tài chính eo hẹp sau giãn cách xã hội.

Nhiêu doanh nghiệp đang phải cố gồng gánh chi phí tăng giá nguyên vật liệu để duy trì sản xuất hàng hóa nhằm tạo việc làm cho người lao động và duy trì hoạt động của nhà máy sản xuất.

Các khoản thanh toán phải thu khó đòi lớn sau giãn cách xã hội

Dịch bệnh là trường hợp bất khả kháng làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nên việc thanh toán các khoản nợ là rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng không ít đến quá trình xoay vòng vốn của doanh nghiệp.

Hơn nữa, dịch Covid tàn phá nặng nề các doanh nghiệp đặc biệt là ngành dịch vụ, du lịch và giải trí. Nên phần lớn các doanh nghiệp có khách hàng là các đối tượng này đều có phát sinh tăng khoản phải thu khó đòi đáng kể vì họ đóng cửa trong thời gian khá dài và chưa biết đến khi nào sẽ hoạt động trở lại. Và lẽ đơn nhiên nếu họ phá sản, mất hoàn toàn khả năng chi trả thì khoản nợ của chúng ta cũng khó mà thu hồi nguyên vẹn như vậy doanh nghiệp cũng bị mất đi nguồn vốn để tái sản xuất kinh doanh cho kỳ tiếp theo.

Hàng quán đóng cửa trong và sau giãn cách xã hội

Các cửa hàng đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội

Thách thức về nguy cơ dịch bùng phát trở lại tại doanh nghiệp sau giãn cách xã hội

Doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động trong thời gian giãn cách thì phải tuân thủ chủ trường 01 cung đường 02 điểm đến hoặc chủ trương “03 tại chỗ”, mỗi chủ trương biện pháp đều có những thuận lợi và khó khăn riêng kèm theo chi phí đáng kể mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Và sau giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đều phấn khởi vì người lao động không còn bị gò bó về việc di chuyển, việc ăn ở cũng tự do hơn và làm việc sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên khi người lao động dễ dàng di chuyển, được thoải mái gặp gỡ nhiều mối quan hệ hơn bên ngoài sau giờ làm việc ở doanh nghiệp thì mầm móng nhiễm bệnh quay trở lại cho người lao động và cho cả doanh nghiệp là điều rất dễ xảy ra.

Cần trang bị vật tư y tế để phòng dịch, rà soát và phát hiện dịch

Khi doanh nghiệp muốn kiểm soát dịch nhằm tránh lây lan cho nhân viên trong doanh nghiệp cần có kế hoạch và biện pháp phòng chống dịch hiệu quả chưa kể nếu phát sinh ca nhiễm trong đơn vị cần có khu vực cách ly và đội ngũ y tế hỗ trợ tư vấn theo dõi điều trị.

+ Phát sinh chi phí test dịnh kỳ mỗi tuần 2 lần cho người lao động

+ Cấp phát khẩu trang, kính bảo hộ khi làm việc mỗi ngày

+ Phát sinh chi phí thuê đội ngũ y tế dự phòng khi doanh nghiệp có ca nhiễm.

Test covid định kỳ cho người lao động tại doanh nghiệp

Test Covid định kỳ cho người lao động tại doanh nghiệp

Xây dựng nơi ở dự phòng cho F0, F1 tại doanh nghiệp

Bên cạnh việc phòng ngừa dịch bệnh lây lan, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm cả nơi ở riêng biệt dùng cho việc cách ly các cá nhân nhiễm bệnh F0, các nhân có nguy cơ hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh F1 trong thời gian chờ đợi chờ cơ quan có thẩm quyền có quyết định xử lý.

Khu vực cách ly y tế tạm thời cho trường hợp nghi nhiễm tại doanh nghiệp

Khu vực cách ly y tế tạm thời cho các trường hợp nghi nhiễm tại doanh nghiệp

Chi phí kích cầu thị trường tiêu dùng sau giãn cách xã hội  

Sau khi gở bỏ giãn cách có thể nhận thấy rõ nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đáng kể, họ ngại ra đường vì dịch chưa hẳn kiểm soát được. Hơn nữa nguyên nhân chính là tài chính bị eo hẹp hơn và giá cả cho các đồ dùng thiết yếu tăng đáng kể nên cũng là nguyên nhân làm cho các mặt hàng tiêu dùng khác bị ngưng trệ, giảm nhu cầu mua dùng đáng kể.

Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng

Để đánh vào tâm lý và kích cầu người tiêu dùng cũng rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án khuyển mãi, giảm giá bán nhân dịp tri ân khách hàng nhầm tăng doanh số bán hàng trong giai đoạn thị trường đang bị chững lại.

Mỗi doanh nghiệp đều tính toán chính sách kích cầu hiệu quả thay vì bán 01 sản phẩm không giảm giá sẽ lời 10 đồng thì họ bán 01 sản phẩm lời 5 đồng dùng 5 đồng còn lại cho người tiêu dùng thông qua chương trình ưu đãi. Như vậy một mặt vừa tăng doanh số bán nhưng vẫn kiểm soát được chi phí bỏ ra khi thực hiện chương trình vì khách hàng của họ.

Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng sau giãn cách xã hội

Các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng sau giãn cách xã hội

Chi phí thay đổi chủng loại hàng hóa phù hợp với điều kiện sau giãn cách xã hội

Song song với việc kích cầu tiêu dùng, doanh nghiệp cần đánh giá lại và phân khúc thị trường hiện tại để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng cần lúc này. Đối với giai đoạn “đói ăn rau, đau uống thuốc” thì sản phẩm hiện tại có phù hợp với người tiêu dùng thời điểm này hay chưa?

Cần có những sản phẩm chi phí ít hơn, giá cả phù hợp hơn để phục vụ người tiêu dùng khi họ cần mà điều kiện tài chính không cho phép.

Để có được sản phẩm phù hợp và tồn tại bền vững thì doanh nghiệp cần có nghiên cứu thị trường và có chi phí dành riêng cho phần tạo ra mẫu sản phẩm mới phù hợp với từng thời điểm thị trường đang cần.

Đọc thêm các bài viết hay tại đây:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0984770066