Một món ăn dạo gần đây được rất nhiều người ưa chuộng, với hương vị vừa lạ vừa quen đó là gỏi gà măng cụt. Món ăn với măng cụt xanh giòn ngọt, rau củ tươi ngon cùng nước sốt chua ngọt, đậm đà rất hấp dẫn. Hãy cùng Angst-Trường Vinh vào bếp làm ngay món ăn cực ngon này nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên liệu làm món gỏi gà măng cụt
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây để làm món gỏi gà măng cụt:
- Thịt gà: 1kg
- Măng cụt xanh: 1kg
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 2 củ
- Hành tím: 2 củ
- Tỏi, ớt băm
- Rau răm
- Đậu phộng rang
- Hành phi
- Gia vị: đường, muối, nước mắm
Măng cụt xanh
Cách làm gỏi gà măng cụt ngon chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế măng cụt
- Chuẩn bị một thau nước, vắt vào 2 quả chanh, ½ muỗng canh đường để ngâm măng cụt.
- Dùng dao cắt bỏ vỏ, tách lấy ruột bên trong, gọt dưới vòi nước chảy liên tục để tránh mủ bám vào ruột măng cụt, bị thâm đen.
- Sau khi tách được ruột thì cho vào thau nước chanh đã chuẩn bị để măng cụt không bị đen.
Tách măng cụt lấy ruột
Bước 2: Luộc thịt gà
- Sơ chế sạch thịt gà rồi cho vào nồi nước luộc, thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 củ hành tím và luộc trong 20 phút.
- Sau khi luộc chín, để gà nguội rồi xé phay lấy thịt.
Luộc gà xé phay
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Hành tây bóc vỏ, cắt khoanh. Cà rốt gọt vỏ rồi bào sợi.
- Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.
Sơ chế rau củ
Bước 4: Pha nước sốt
- Pha nước sốt trộn gỏi theo công thức: nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, tỏi và ớt băm. Khuấy đều cho nước sốt hòa quyện vào nhau.
Pha nước sốt mắm chua ngọt
Bước 5: Trộn gỏi
- Cho tất cả nguyên liệu vào thau gồm thịt gà, măng cụt, hành tây, cà rốt rồi rưới nước sốt vào trộn đều. Sau đó cho rau răm vào trộn lại lần nữa.
Bước 6: Thành phẩm
- Cho gỏi đã trộn ra đĩa, rắc thêm ít đậu phộng và hành phi là có thể thưởng thức. Món gỏi hấp dẫn này có thể ăn kèm với cháo nóng hoặc bánh phồng tôm. Gỏi gà măng cụt với măng cụt giòn ngọt, rau củ tươi ngon cùng nước sốt chua ngọt đậm đà làm bùng vị món ăn.
Món gỏi gà măng cụt cực hấp dẫn
Xem thêm: https://truongvinh.vn/suon-non-nau-gi-ngon-tong-hop-10-mon-an-ngon-hap-dan-tu-suon-non-heo/
Măng cụt làm gỏi gà có tác dụng gì?
Măng cụt có nguồn gốc từ đâu?
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới, thuộc họ bứa và còn có tên gọi khác là trúc tử. Chúng thường thấy tại các quốc gia Đông Nam Á, Tây Nam Ấn Độ và một số quốc gia nhiệt đới khác như Colombia, Puerto Rico…
Cây măng cụt cao từ 6 đến 25m, quả khi chín có màu đỏ tím đậm, dày và không ăn được. Ruột bên trong có vị chua ngọt thanh thanh, thơm, có nhiều múi, trắng ngần và mọng nước.
Măng cụt – “nữ hoàng” trái cây
Những giá trị dinh dưỡng từ măng cụt
Măng cụt là loại trái cây quen thuộc, được dùng như một loại quả tráng miệng. Vậy bạn đã biết măng cụt có tác dụng gì chưa?
- Măng cụt là nguồn bổ sung dồi dào các vitamin A, C, E giúp cơ thể chống lại sự lão hóa, cung cấp độ ẩm, hạn chế sự hình thành nếp nhăn trên bề mặt da, cho bạn làn da đẹp mịn màng và tươi trẻ.
- Măng cụt có tác dụng ổn định đường huyết nhờ vào hai hoạt chất Proanthocyanidin và acid tannic, đặc biệt trên những bệnh nhân bị tiểu đường type 2.
- Măng cụt là loại quả có chứa nhiều các chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Măng cụt đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể
- Thành phần alpha-mangostin trong măng cụt giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, củng cố hệ thống tuần hoàn và hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
- Ruột của quả măng cụt có chứa nhiều canxi, chất xơ, đạm và sắt. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong măng cụt tương đối thấp. Do đó, việc ăn nhiều măng cụt cũng không có nhiều ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể của bạn.
- Trong một số nghiên cứu cho thấy gel có chứa nước ép từ măng cụt giúp làm giảm tình trạng viêm nha chu tương đối hiệu quả. Tác dụng này thậm chí còn mạnh hơn so với các phương pháp điều trị bệnh nha chu truyền thống.
Một số lưu ý khi ăn măng cụt
Tuy măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong số đó có thể kể đến như táo bón, tiêu chảy, dị ứng, cản trở quá trình đông máu và điều trị ung thư.
Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa đến tính mạng.
Lưu ý khi sử dụng măng cụt
Ngoài ra, măng cụt còn có thể gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu nhẹ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở… Khuyến cáo không nên sử dụng nhiều măng cụt cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hay những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các loại hoa quả trái cây.
Angst-Trường Vinh hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được nhiều món ăn ngon để tự thưởng cho bản thân và chiêu đãi cả nhà. Món gỏi gà măng cụt tuy cần nhiều thời gian để chế biến nhưng thành quả mang lại rất xứng đáng. Vào bếp làm ngay bạn nhé!
Tham khảo thêm nhiều món ăn ngon từ Angst-Trường Vinh tại đây:
Pingback: Gỏi chả lụa - giòn ngon chua ngọt cực hấp dẫn cho ngày Lễ Tết